Bệnh về mắt - Căn bệnh mãn tính thời đại mới của giới trẻ

Bệnh về mắt - Căn bệnh mãn tính thời đại mới của giới trẻ

 

Nghe đến bệnh mãn tính, chúng ta thường nghĩ đây là căn bệnh của người đã có tuổi. Tuy nhiên, ở thời đại 5.0, hầu như bạn trẻ nào cũng mắc phải căn bệnh mãn tính này nhưng lại không mảy may quan tâm đến, đó là bệnh về mắt.

Đôi mắt chúng ta bị đe dọa như thế nào?

Mỗi sáng thức dậy, việc đầu tiên bạn làm là gì? Đưa tay tìm điện thoại, tắt báo thức, xem giờ và kiểm tra tin nhắn ?

Bạn có thường xuyên vừa ăn vừa lướt tiktok, facebook hay các trang báo bằng điện thoại?

Và rồi đến công ty, vào bàn làm việc, bạn lại có một ngày dài 8 tiếng đồng hồ “tâm tình” với chiếc máy tính.

Thở phào hết một ngày làm việc mệt mỏi, thời gian đã sắp đến giờ đi ngủ. Việc cuối cùng bạn làm trước khi đi ngủ là gì? Bạn có thói quen lướt điện thoại với suy nghĩ:” Lướt một tí cho mắt mỏi rồi mình đi ngủ!” và rồi bạn vẫn cầm điện thoại, nhắn tin tám chuyện phiếm với bạn bè hoặc lướt facebook đến tận khuya.

Tổng kết lại một ngày, tổng thời gian chúng ta dành cho các thiết bị điện tử còn nhiều hơn cả thời gian dành cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người yêu!

Ở thời đại công nghệ ngày càng phát triển, cuộc sống của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào các thiết bị điện tử: từ công việc đến sinh hoạt hàng ngày.

Vậy dành nhiều thời gian cho thiết bị điện tử như vậy, chúng ta có được “lợi” gì không?

 

Mắt ảnh hưởng như thế nào khi tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử?

Ánh sáng xanh có lợi

Ánh sáng xanh (blue light) là một trong những ánh sáng chúng ta tiếp xúc hàng ngày, và quan trọng hơn, chúng ta không thể sống thiếu chúng. Chúng chia làm hai loại: ánh sáng xanh có lợi và ánh sáng xanh độc hại.

Ánh sáng xanh có lợi có trong ánh sáng mặt trời. Đây là phần ánh sáng ảnh hưởng đến nhịp sinh học của con người. Ánh sáng xanh từ mặt trời cung cấp năng lượng cho cơ thể. Từ đó, giúp chúng ta tỉnh táo, tràn đầy năng lượng. Đó cũng là lý do chúng ta thường cảm thấy khỏe khoắn, tỉnh táo, nhiều năng lượng vào buổi sáng và buồn ngủ, mệt mỏi, uể oải vào buổi tối.

Theo một số nghiên cứu, ánh sáng xanh từ mặt trời còn có thể giúp cải thiện chứng bệnh trầm cảm, chúng giúp con người phấn chấn và mạnh khỏe hơn.

Ánh sáng xanh có hại

Ánh sáng xanh có hại được tìm thấy từ các thiết bị nhân tạo như: đèn LED, đèn huỳnh quang, các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại,.... Chúng có mặt ở khắp mọi nơi và mang những năng lượng mạnh yếu khác nhau. Ánh sáng xanh từ các loại đèn như LED, huỳnh quang,... có năng lượng không quá cao, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mắt.

Đối với ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi,... đều mang năng lượng khá lớn. Chúng không những khiến sức khỏe mắt suy giảm trầm trọng, mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm lý, sinh hoạt,.... Tuy nhiên, hầu hết thời gian trong ngày chúng ta đều dành cho các thiết bị điện tử!

 

Nguy hiểm mang tên “bệnh về mắt” luôn rình rập chúng ta

Ánh sáng xanh hẳn có ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe về mắt. Nhưng chúng ảnh hưởng đến mắt như thế nào? 

Hội chứng thị giác màn hình

Bạn có thường xuyên dụi mắt vì ngứa, cay mắt, vô duyên vô cớ chảy nước mắt, thỉnh thoảng mắt lại bị mờ, hay bị đau, tức hốc mắt,...? Đây chính là triệu chứng của hội chứng thị giác màn hình. Hầu hết những ai dùng đến thiết bị điện tử đều phải gặp triệu chứng này. Tuy nhiên, đáng buồn thay, hầu như mọi người thường coi thường chúng.

Sau đây là một số biểu hiện và nguyên nhân dẫn đến hội chứng thị giác màn hình:

Khô mắt: Chớp mắt là hành động giúp tiết ra nước mắt và trải đều trên bề mặt mắt. Mỗi phút, trung bình mắt cần được chớp 14 lần. Tuy nhiên, khi tập trung dùng thiết bị điện tử, chúng ta thường quên chớp mắt. Trung bình ta chỉ chớp 6 lần/ phút khi dùng thiết bị điện tử. Từ đó, lượng nước mắt không đủ cung cấp bề mặt mắt, khiến mắt bị khô.

Mỏi mắt: bước sóng của ánh sáng xanh rất ngắn, chỉ từ 380 đến 500nm. Vì vậy, chúng mang năng lượng rất cao, kích thích mắt phải điều tiết liên tục. Vì vậy, khi tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong nhiều giờ liền, mắt sẽ bị mỏi.

Mờ mắt: Thường xuyên gặp hiện tượng mờ mắt đột ngột cũng là một triệu chứng thường thấy của hội chứng thị giác màn hình. Việc tập trung nhìn màn hình, di chuyển mắt nhìn và các yếu tố khác như độ tương phản, độ sáng tối của màn hình điện tử cũng ảnh hưởng đến hiện tượng mắt mờ.

Nhức mỏi mắt: Với các biểu hiện như: mắt đau, khó tập trung, mắt khô hoặc chảy nước mắt sống, mắt mờ hoặc nhìn bị nhòe, mắt nhạy cảm với ánh sáng,... là biểu hiện thường thấy của nhức mỏi mắt.

 

Các triệu chứng không đơn giản như bạn nghĩ

Khô mắt, mỏi mắt, mờ mắt, ngứa rát, nhức mỏi mắt không những ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, mà chúng còn gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe đôi mắt. Khi các triệu chứng hội chứng thị giác màn hình để lâu và không được điều trị, mắt sẽ bị suy giảm thị lực, nặng hơn sẽ làm tổn thương nhãn cầu và không thể phục hồi được. Sau đây là các trường hợp mắt bị tổn thương trầm trọng và không thể phục hồi:

Mắt bị nhiễm trùng

Mắt được bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại như bụi bẩn, khói thuốc,...bởi màng nước mắt. Vì vậy, khi lượng nước mắt không đủ để bôi trơn và bảo vệ, nguy cơ nhiễm trùng mắt sẽ tăng cao.

Bề mặt mắt bị hư hỏng

Biến chứng của hội chứng thị giác màn hình có thể để lại những căn bệnh nguy hiểm như viêm kết mạc, viêm giác mạc, trầy xước, loét giác mạc và suy giảm thị lực. Nặng nhất của bệnh là những bệnh lý về mắt trở nên rất khó hoặc thậm chí không thể chữa trị như: đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc, thoái hóa điểm vàng,...

Làm thế nào để “sống cùng với lũ”

Ở thời đại công nghệ số, chúng ta không thể bảo vệ mắt bằng cách “nói không với thiết bị điện tử”, cũng không thể hạn chế sử dụng chúng. Vậy nên để “sống chung với lũ”, việc thiết lập một chế độ làm việc và sinh hoạt khoa học là cách để bảo vệ đôi mắt hiệu quả nhất.

Chọn nơi làm việc có ánh sáng thích hợp

Nên chọn những nơi học tập, làm việc có đầy đủ ánh sáng. Ưu tiên sử dụng ánh sáng tự nhiên từ Mặt trời. Nếu làm việc trong điều kiện thiếu hoặc dư ánh sáng, mắt sẽ phải điều tiết tối đa dẫn tới tình trạng mỏi mắt, lóa mắt, mờ mắt. Cách tốt nhất là đặt bàn làm việc ở kế bên cửa sổ để tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên.

Ngoài ra, cần điều chỉnh độ sáng màn hình cũng như kích cỡ chữ vừa phải để giảm thiểu tình trạng mắt hoạt động “quá công suất”.

Tập thể dục cho mắt

Thói quen chớp mắt rất tốt cho những ai hay dùng máy tính. Nó giúp mắt lấy lại độ ẩm tạm thời, hạn chế khô rát. Vì khi tập trung nhìn vật gì đó, nước mắt trên bề mặt giác mạc dễ bốc hơi nhanh hơn. Ngoài ra, môi trường làm việc ngồi điều hoà liên tục cũng là nguyên nhân mắt khô. Để giảm các triệu chứng của hội chứng thị giác màn hình, bạn nên tập thói quen thường xuyên chớp mắt.

Ngoài ra, tập thể dục cho mắt cũng rất quan trọng. Trong lúc mắt nghỉ giải lao, nên thực hiện các bài tập thể dục cho mắt như: chớp mắt liên tục trong 2 phút, vừa nhắm mắt, vừa di chuyển nhãn cầu theo chiều dọc, xoay tròn mắt,...

Áp dụng quy tắc 20-20-20

Bạn có thể thực hiện các bài massage mắt trong 15-20 phút giúp mắt thư giãn. Ngoài ra, nên áp dụng quy tắc 20:20:20. Đó là tập trung nhìn một vật ở cách 20 feet trong 20s, thực hiện cách mỗi 20 phút. Việc nhìn một vật khác ở xa sẽ giúp mắt đỡ mỏi hơn, nhất là sau khi ngồi trước máy tính.

Một cách khác đó là nhìn một vật ở xa trong 10-15s, sau đó nhìn tiếp một vật ở gần trong thời gian tương tự. Bài tập như vậy sẽ ngăn mắt khỏi bị co quắp điều tiết.

 

Đi khám mắt định kỳ

Định kỳ đi kiểm tra mắt là cách nhanh nhất để phát hiện các bệnh về mắt. Bạn sẽ kịp thời điều trị bệnh trước khi tệ thêm. Nên theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu thấy các dấu hiệu bất thường thì nên đi khám.

Mọi người thường hay thờ ơ trước những dấu hiệu của hội chứng thị giác màn hình. Cần theo dõi tình hình sức khỏe để kịp thời chữa bệnh. Tránh để tình hình trở nên tệ hơn. Hãy tập các thói quen sinh hoạt lành mạnh nhằm bảo vệ đôi mắt sáng, khỏe.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho mắt

Để có một đôi mắt khỏe, tập cho mắt có một lối sống lành mạnh thôi chưa đủ, mắt cần được bồi bổ từ bên trong. Tuy nhiên, thực phẩm hàng ngày cơ thể nạp vào không đủ để cung cấp và chữa lành các vết thương của mắt. Các chất dinh dưỡng thường bị hao hụt trong quá trình nấu nướng, chế biến. Vì vậy, có một phương pháp tối ưu khác giúp cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho mắt là sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho mắt.

Một trong những sản phẩm bảo vệ mắt hàng đầu trên thị trường hiện nay là Optiway. Với công thức đột phá, cơ chế độc đáo và thành phần 100% từ thiên nhiên, Optiway giúp mắt được bảo vệ và chăm sóc một cách toàn diện.

OPTIWAY - Viên uống bảo vệ mắt

Optiway với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên

Ocuten – bài thuốc Đông Y bổ trợ thị lực được lưu truyền từ ngàn đời nay. Những loại thảo dược quý được cân đo đong đếm tạo thành một loại cao đặc bồi bổ cho mắt, giải quyết các triệu chứng của mắt như: khô mắt, mỏi mắt, cay, rát mắt,…

Ocuten là một loại cao đặc tuyệt vời cho mắt, với các loại thảo dược quý như: thục địa, hoài sơn, mẫu đơn bì, sơn thù, câu kỷ tử, trạch tả, sài hồ, cúc hoa vàng

Anthocyanosid với chiết xuất từ quả Bilberry – Vaccinium myrtillus. Anthocyanosid trong Bilberry là chất chống oxy hóa mạnh, đánh bay các gốc tự do gây tổn hại đến võng mạc, ngăn chặn quá trình lão hóa của mắt, giúp mắt sáng và khỏe hơn.

Lutein và Zeaxanthin – bộ đôi quan trọng lọc ánh sáng xanh cũng được bổ sung trong Optiway. Lutein và Zeaxanthin được biết đến như là “Vitamin mắt”. Các nghiên cứu đã chỉ ra cặp đôi này giúp tăng cường sức khỏe của mắt và thị lực. Đặc biệt là các rối loạn của mắt liên quan đến tuổi tác.

Optiway không những có các thành phần độc đáo trên, thực phẩm này còn chứa thành phần phổ biến được mọi người biết đến: DHA, kẽm, vitamin E. Không xa lạ với người dùng, DHA, kẽm, vitamin E là những thành phần bảo vệ mắt thông dụng được sử dụng nhiều nhất từ trước đến nay. Nhắc đến DHA, mọi người ai cũng sẽ nghĩ ngay đến dầu cá- sản phẩm bảo vệ mắt truyền thống.

Các triệu chứng cứ tưởng như đơn giản nhưng lại là những mối họa không ngờ đến cho đôi mắt. Vì vậy, hãy tập một lối sống khoa học cho đôi mắt, đồng thời bồi bổ và bảo vệ mắt từ bên trong bằng viên uống Otiway bạn nhé!

 
 
Bài trước
;