VẤN NẠN TIỂU ĐƯỜNG ĐANG PHÁT TRIỂN, TRẺ HÓA ĐÁNG BÁO ĐỘNG

VẤN NẠN TIỂU ĐƯỜNG ĐANG PHÁT TRIỂN, TRẺ HÓA ĐÁNG BÁO ĐỘNG

Nhắc đến đái tháo đường, hầu hết mọi người đều nghĩ đây là căn bệnh chỉ có người lớn tuổi mắc phải. Tuy nhiên, thời đại “thức ăn nhanh” lên ngôi, căn bệnh ngày càng trở nên trẻ hóa và phổ biến. 

Khái quát về bệnh tiểu đường 

Đái tháo đường - hay còn gọi là tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Đây là tình trạng đường huyết trong máu tăng lên và khó kiểm soát. Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng tiểu đường là do quá trình tiết insulin - hormone chuyển hóa đường thành năng lượng - gặp trục trặc. 

Đường huyết tăng trong thời gian dài sẽ gây nhiều hệ lụy như: rối loạn chuyển hóa carbohydrate,  protein, lipid,... và tổn thương nhiều cơ quan khác nhau. Ngoài ra, đái tháo đường còn là  nguyên nhân gây mù, suy thận, cắt cụt chi dưới do nhiễm trùng,...

Đặc biệt, biến chứng nghiêm trọng của tiểu đường có thể ở tim, mạch máu, thận, mắt, thần kinh,...Từ đó có thể gây nên chết người. Tỷ lệ số ca tử vong vì tiểu đường ngày càng tăng cao.



 

Bệnh tiểu đường là căn bệnh do rối loạn chuyển hóa

Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay

Tình hình tiểu đường ở Thế giới

Mặc dù đây không phải là căn bệnh lây nhiễm. Nhưng số lượng người mắc căn bệnh tiểu đường này không hề nhỏ. Theo số liệu từ tổ chức Y tế Thế giới WHO về bệnh đái tháo đường đã đưa ra những báo cáo sau đây:  

  • Vào năm 2014, trên thế giới có 422 triệu người mắc bệnh tiểu đường trong độ tuổi 20 - 79. Tương đương cứ 11 người sẽ có 1 người bị tiểu đường. Trong khi đó, vào năm 1980, số ca mắc chỉ có 108 triệu. Trong vòng 34 năm, số lượng ca mắc đã tăng gấp 4 lần. Dự đoán vào năm 2040, số người mắc sẽ tăng lên 642 triệu người. Tương đương cứ 10 người sẽ có 1 người mắc bệnh tiểu đường. 

  • Vào năm 2012, có tổng cộng 3,7 triệu ca tử vong liên quan đến đái tháo đường. Trong đó, 1,5 triệu người tử vong do bệnh đái tháo đường trực tiếp gây nên. Và 2,2 triệu người tử vong do biến chứng của tiểu đường. Ngoài ra, có đến 43% trên tổng số 3,7 triệu ca tử vong trước 70 tuổi. 

  • Tỉ lệ người trẻ trên 18 tuổi mắc bệnh tiểu đường tăng từ 4,7% lên 8,5% trong vòng 34 năm (từ 1980 đến 2014) và con số đang tiếp tục gia tăng.

Tình hình tiểu đường ở Việt Nam

Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm, nhưng căn bệnh tiểu đường không được xem trọng ở Việt Nam. Người dân thường xem thường và ngó lơ tình trạng bệnh cho đến khi trở nặng. Theo báo cáo của Bộ Y tế và Hiệp hội đái tháo đường thế giới IDF Diabetes Atlas, tình hình bệnh tiểu đường ở Việt Nam như sau:

  • Năm 2015, Việt Nam có 3,5 triệu người mắc bệnh tiểu đường và dự đoán vào năm 2040, con số này sẽ tăng lên 6,1 triệu người. 

  • Năm 2015 ước tính có khoảng 53.458 ca tử vong do tiểu đường. 

  • Trong vòng 10 năm gần đây, tỉ lệ gia tăng bệnh tiểu đường ở Việt Nam là 211%. Trong khi đó, tỉ lệ gia tăng của thế giới chỉ 70% ( tức gấp 3 lần thế giới). 

  • Việt Nam lọt top 10 quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao nhất thế giới. 

  • Trung bình mỗi ngày có 150 người tử vong vì tiểu đường, cao gấp 7 lần so với người tử vong vì tai nạn giao thông.

  • Người tử vong vì biến chứng ở tim mạch lên đến 80% và nguy cơ tai biến mạch máu não cao ở người tiểu đường cao hơn người bình thường gấp 2 đến 4 lần.

  • Theo Bộ Y tế, có tới 68,9% người bị tiểu đường không biết mình mắc bệnh. 

 

Việt Nam là một trong mười nước có tỉ lệ gia tăng bệnh nhanh nhất trong 10 năm gần đây

Kết

Một trong những điều đáng buồn trong báo cáo của WHO lẫn Hiệp hội đái tháo đường thế giới IDF Diabetes Atlas là tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường nhưng lại không biết mình có bệnh lên đến 46,5%, gần nửa tổng số ca mắc tiểu đường. Riêng ở Việt Nam, tỷ lệ người không biết mình mắc bệnh lên đến 65%. Thậm chí có rất nhiều trường hợp mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong thời gian dài nhưng vẫn không nhận ra cho đến khi bị biến chứng của bệnh. 

Tiểu đường không phải là căn bệnh đơn giản và dễ điều trị. Tỉ lệ nguy cơ mắc tiểu đường và tỉ lệ số ca tử vong vì tiểu đường ngày càng tăng cao. Trong thời đại nhiều “cám dỗ” như thức ăn nhanh, nước ngọt,... chúng ta cần có một chế độ ăn uống, luyện tập và bảo vệ sức khỏe hợp lý. Đừng để mối đe dọa “ngọt ngào” đánh lừa nhé!

Bài trước Bài sau
;