Tại sao con thường mắc bệnh về tiêu hóa?

Tại sao con thường mắc bệnh về tiêu hóa?

 

Bệnh tiêu hóa ở trẻ là một trong những nỗi băn khoăn của các mẹ bỉm sữa. Do hệ tiêu hóa của con chưa được phát triển hoàn thiện nên dễ bị tổn thương, gây ra các bệnh về đường ruột. Hãy lắng nghe và thấu hiểu hệ tiêu hóa của con qua bài viết sau:

Nguyên nhân gây bệnh đường ruột ở trẻ

Hệ đường ruột của trẻ em khác nhiều so với người lớn. Do chưa phát triển hoàn thiện nên ruột trẻ dễ bị nhiễm trùng do virus ( thường do các virus rota và virus adeno gây ra).

Một trong những trăn trở, lo lắng của các mẹ là con thường xuyên bị bệnh về đường ruột, bệnh không dứt và dễ tái lại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vì:

  • Bệnh thường xuyên lây qua tiếp xúc bên ngoài. Khi con chạm vào các đồ vật của người bị bệnh.
  • Đối với các bé dưới 6 tuổi, các con thường có thói quen đưa tay hoặc các đồ vật lên miệng.
  • Môi trường tiếp xúc xung quanh con không được vệ sinh sạch sẽ, có nhiều vi khuẩn (như nhà trẻ, trường học, các hàng quán vỉa hè,...)
  • Đồ ăn của trẻ không hợp vệ sinh.
  • Chế độ ăn uống của con không hợp lý.

Bệnh đường ruột- đau đớn của con và xót xa của các bậc cha mẹ

Một số căn bệnh đường ruột thường thấy ở trẻ

Táo bón

Táo bón là tình trạng thường thấy ở các con. Biểu hiện thường thấy của táo bón gồm:

- Đi vệ sinh ít hơn bình thường

- Đi phân rắn

- Đau bụng quằn quại mỗi lần đi vệ sinh

- Mắc vệ sinh nhưng không đi được

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng táo bón là do cơ thể thiếu nước và thiếu chất xơ. Ngoài ra, thói quen nhịn đi vệ sinh gây ra rối loạn chức năng co bóp đại tràng cũng gây nên tình trạng táo bón.

Táo bón tưởng chừng là căn bệnh bình thường ở trẻ, tuy nhiên chúng để lại nhiều hậu quả không tốt cho con. Những hậu quả của táo bón thường gây ra:

- Nguy cơ gây ra bệnh trĩ

- Gây mệt mỏi, chậm phát triển

- Sa trực tràng

- Nhiễm độc

- Gây táo bón

Khi trẻ bị táo bón trong thời gian dài và không trị dứt điểm, trực tràng phải chịu áp lực lớn do phân khô cứng không tống ra ngoài, khiến các niêm mạc phình lên bất thường, máu tích tụ và hình thành khối u gây đau đớn cho con, nặng nhất là gây ung thư đại tràng.

Tiêu chảy

Ngoài táo bón, tiêu chảy là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ. Biểu hiện của tiêu chảy gồm:

- Đi phân lỏng trên 3 lần / ngày

- Đau thắt bụng

- Buồn nôn

- Đầy hơi

- Chướng bụng

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy là do đường ruột bị nhiễm virus rotavirus, vi khuẩn salmonella hoặc ký sinh trùng giardia. Ngoài ra, ngộ độc thực phẩm cũng có khả năng gây tiêu chảy. Vì hệ đường ruột của trẻ chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch còn yếu nên nguy cơ bị các vi khuẩn, virus xâm nhập cao. Từ đó dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Tiêu chảy quá lâu sẽ dẫn đến cơ thể mất nước, yếu dần, làm rối loạn chất điện giải và con kén ăn dẫn đến suy dinh dưỡng. Trong trường hợp nặng nhất, khi tiểu chảy cấp kéo dài mà cơ thể không bổ sung đủ nước sẽ dẫn đến tử vong

Khi bị tiêu chảy, mẹ cần cho con uống nhiều nước, ăn uống chia làm nhiều cử nhỏ trong ngày và không nên ăn những thực phẩm chiên, xào, rán, đồ ngọt, thực phẩm quá nhiều chất xơ.

Bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ cũng là một bệnh mà trẻ con thường mắc phải với những biểu hiện:

- Đi vệ sinh ra phân nhầy và máu

- Sốt cao

- Đau bụng, khó tiêu

- Luôn có cảm giác mắc vệ sinh

Nguyên nhân dẫn đến kiết lỵ là do ký sinh trùng amip và trực khuẩn shigella gây ra- những loại ký sinh trên những người đã có bệnh. Kiết lỵ không những làm trẻ kiệt sức, vật vã, lả người. Nặng nhất là hôn mê và dẫn đến tử vong.

Khi trẻ có dấu hiệu bị kiết lỵ, cần đi khám và chữa trị ngay

Rối loạn tiêu hóa

Với những biểu hiện ăn không tiêu, không ngon miệng, kén ăn, chán ăn, táo bón, tiêu chảy đều là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân chung dẫn đến rối loạn tiêu hóa là do:

- Hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện

- Hệ miễn dịch của tiêu hóa còn non, yếu, dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công

- Đồ ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ ăn chứa chất bảo quản, chưa nấu chín

- Chế độ dinh dưỡng của bé không hợp lý

- Do biến chứng của các căn bệnh khác: viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp,...

- Bé bị tác dụng phụ khi dùng kháng sinh

Bảo vệ hệ đường ruột của con ngay từ đầu

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh tiêu hóa, bệnh đường ruột là do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của con còn yếu, chưa hoàn thiện. Vì vậy, để bảo vệ con khỏi các căn bệnh về đường ruột, mẹ phải tăng khả năng miễn dịch tiêu hóa cho con, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh để chống lại các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng làm hại con.

Fasterma là một lựa chọn hoàn hảo, giúp mẹ cung cấp các lợi khuẩn bảo vệ hệ miễn dịch đường ruột cho con.

Fasterma với các thành phần đặc biệt:

FOS - chất xơ tự nhiên hàm lượng cao nhất thị trường. FOS là chất xơ hòa tan rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, đặc biệt với trẻ bị táo bón. FOS có khả năng hút nước, làm mềm phân. Đây còn là chất giúp sản sinh lợi khuẩn ở đường ruột, giúp tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa của con.

Immunecanmix - nhanh chóng làm liền vết thương niêm mạc ruột. Đây là chất trợ sinh miễn dịch tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch và tái tạo chức năng đường tiêu hóa. Immunecanmix giúp chữa lành các vết thương do bệnh đường ruột gây ra một cách nhanh chóng, giúp con hồi phục bệnh nhanh hơn.

Pectin apple - chất xơ tự nhiên chiết xuất từ táo giúp đào thải độc tố, kim loại nặng. Ngoài ra, pectin apple còn tăng cường sức khỏe đường ruột, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp bé phát triển tốt nhất!

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm cũng như các bệnh đường ruột của trẻ, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn phí 1800 55 88 74

 

Bài trước Bài sau
;